Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2016

XE VÀ PHONG THỦY

Đôi với  nhiều người, xe Toyota được coi là ngôi nhà thứ hai. Mà đã là nhà thì phải thuận phong thuỷ. Vì vậy, xe hơi trở thành vật phản ánh và là phần đời khác của chúng ta. Khí xấu trong xe có khả năng tạo ra những tổn hại và phá hủy lâu dài cho chính chủ nhân của nó và cho người khác.

Ôtô là một phần đời khác của chúng ta vì nếu chúng ta cư xử tốt với chúng, chúng sẽ phục vụ chúng ta một cách “đàng hoàng, tử tế”. Có người còn nói chuyện với xe của họ, người khác thì đặt tên gọi riêng cho chúng và thậm chí nhân cách hóa chúng. Ở một số nơi trên thế giới, chúng còn được khấn vái, cầu ơn trên phù hộ cho nữa. Cái sảy sẽ nảy cái ung vì vậy chúng ta nên chủ động quan tâm chăm sóc cho chiếc xe Toyota của mình.

Hãy quan tâm về các quy tắc phong thủy đối với xe hơn.

1. Bát quái
Ghế trước của chiếc xe thuộc cung Sức khỏe của chủ nhân chiếc xe, bên phải của nó, là vị trí của người quan trọng đối với các mối quan hệ của bạn (đối tác chẳng hạn). Phía sau bên trái (vị trí VIP) tất nhiên là Cha, Mẹ hoặc là vợ bạn, còn vị trí còn lại là dành cho các con. Khi ngồi trên xe, mọi người đều nhìn về phía trước hướng về cung Nghề nghiệp, ý chỉ mục đích quan trọng của đời người.

2. Thế Tứ linh trong xe hơi
Tổng quát, xe hơi cũng tuân thủ theo thế đất Tứ Linh kinh điển: phía sau cao hơn phía trước và được “nâng đỡ” ở hai bên xe. Chỗ ngồi của xe cũng nên theo hình thế này. Những xe nào thoai thoải về phía sau và trống ở phía sau có thể khiến chúng ta cảm thấy bất an, như trong trường hợp bạn nhìn thấy ai đó lái xe mà cửa sau hoặc nắp thùng sau xe không được đóng kín. Loại xe tải nhỏ, chất dỡ hàng từ phía sau, có điểm yếu là do hàng hóa có thể rơi rớt hoặc bị ăn cắp.

Đèn sau xe tượng trưng cho khu vực Huyền Vũ: báo cho người đi phía sau xe chúng ta biết để giảm tốc độ lại. Chính vì vậy phải chắc chắn rằng các đèn này không bị mờ tối và luôn hoạt động tốt; khi chúng bị hỏng phải thay thế ngay. Các xe có vị trí ngồi dốc về phía trước, như các loại xe thể thao đắt tiền, cũng phơi bày nhược điểm ở phía sau vì vị trí Huyền Vũ yếu. Hiệu ứng “thư thái” của xe loại này thường được biểu hiện qua thói quen lái xe của những người chủ xe.

3. Trang trí xe
Những giấy dán trang trí trên cửa kiếng phía sau của xe tăng cường cho vị trí Huyền Vũ này, nhất là những câu đại loại như “Làm ơn giữ khoảng cách” hoặc câu “Đang chở em bé trên xe”, hoặc những giấy dán mang tính chất cảnh báo khác. Những giấy dán có tính khôi hài hoặc khó đọc sẽ mang đến tác dụng ngược vì chỉ khuyến khích xe chạy sau tiến đến gần xe của bạn hơn. Chú ý đừng dán các giấy trang trí làm cản tầm nhìn của người lái xe.

Bất cứ giấy dán trang trí nào gây mất tập trung của người phía sau bạn nên tránh dùng. Kính chắn gió có thể có tác động như hình thế Chu Tước và các vật chuyển động đong đưa có thể tạo sự bất ổn định và làm ảnh hưởng đến sự tập trung. Đừng đặt những vật không cố định phía sau xe vì khi thắng gấp chúng có thể trở thành những viên đạn trái phá bắn vung vãi trong xe.

Thậm chí những người không tự nhận là mình mê tín cũng thường mang theo những vật có tính linh thiêng khi di chuyển. Ở phương Tây hình tượng thánh Christopher được tin là vật hộ mạng vì đây là Thánh đỡ đầu cho những người đi xa. Mỗi nền văn hóa đều có những biểu tượng hộ mạng riêng, chẳng hạn ở Việt Nam đó là hình tượng Phật Bà Quan Âm hoặc Đức Mẹ Maria,... Quan điểm đối với các bảng số xe cũng cho thấy sự khác biệt về văn hóa. Người Trung Quốc tránh con số 4 vì nó giống như chữ “chết chóc”, trong khi người phương Tây không thích con số 13 và ba số sáu vì những lý do mê tín.

Những đồ trang trí nên tránh
Nhân vật trang hoạt hình, niếm họa. Vì xét trên góc độ Phong thủy, nhân vật hoạt hình, biếm họa tượng trưng cho tiểu nhân, sẽ làm cho chủ xe dễ phạm vào mệnh tiểu nhân

Đồ trang trí gây rối loạn thị giác; khiến ta hoa mắt, rối óc, làm lái xe mất tập trung và phạm phong thủy

Đồ trang trí tạo hình hung khí, động vật hung dữ mang sát khí quá mạnh dễ hình thành ám thị tâm lý, khiến chủ xe tính tình thay đổi đột ngột là khó kiểm soát khi lái xe.

Những đồ trang trí hóa giải sát khí, trợ giúp vận khí:

Hình tượng các bậc Vĩ nhân: hấp thu khí tốt lành, hóa giải hung sát

Hình tượng Phật bình an, quả cầu chuyển vận, … mang ngụ ý cát tường, thích hợp để sử dụng trên xe

4. Xe hơi và giác quan

Không khí bên trong xe cần phải trong lành vì đây là yếu tố quan trọng liên kết người ngồi trong xe với thế giới bên ngoài và làm sạch môi trường trong không gian tù túng này. Nếu không khí không trong sạch, tài xế sẽ trở nên dễ mệt mỏi và mất tập trung. Để làm trong lành bầu không khí trong xe, ta có thể dùng các chất tạo mùi tự nhiên, đồng thời cũng tác động lên tâm trạng của những người trong xe. Cây hương thảo, dầu hoa cam và dầu chanh có tác dụng rất tốt trong việc làm nguôi cơn giận và giúp cho đầu óc chúng ta được thanh thản, nhẹ nhàng.

Tầm nhìn lại là một yếu tố quan trọng khác khi ở bên trong xe hơi. Các kính xe và các đèn pha phía trước nên giữ cho sạch và trong để chúng ta có thể quan sát rõ bên ngoài đồng thời để các xe khác có thể trông thấy xe bạn vào lúc trời tốt hoặc khi gặp thời tiết xấu.

Nếu chúng ta quan tâm đến động cơ của xe như quan tâm đến thân thể của mình thì chúng ta hẳn sẽ vui khi chúng không hỏng hóc và hoạt động tốt, các đường ống không bị nghẽn và các bộ phận khác được bảo quản trong điều kiện tốt. Do đó nên thường xuyên đưa xe đến các gara để xe được chăm sóc.

4. Tính cách con người và xe hơi
Xe, cũng như nhà ở, có thể cho thấy tính cách của chủ nhân chúng. Một chiếc xe trông gọn gàng, ngăn nắp sẽ gây ấn tượng tốt đối với chủ nhân của chúng hơn là một chiếc xe lấm lem, trầy trụa. Màu sắc của xe cũng ảnh hưởng đến thái độ của chúng ta đối với chiếc xe và nhận thức mà các tài xế khác dành cho chúng ta. Bao nhiêu người trong chúng ta nghĩ rằng chiếc xe màu đỏ được cầm lái bởi những người rất trẻ kia là một nơi để ngủ rộng rãi? Khi chọn xe chúng ta nên lưu ý đến tính chất Ngũ Hành Tương Sinh-Tương Khắc.

5. Chọn màu xe

Đứng trên quan niệm về Phong Thủy, khi chọn màu cho xe chúng ta phải chắc chắn rằng màu này không xung khắc với màu Ngũ hành tương ứng với tuổi của mình.

- Mua chiếc xe có màu tương sinh với mạng người chủ thì chiếc xe đó thường đem lại lợi lộc, khi lái xe sẽ thoải mái trong lòng, ít khi bị hư hỏng bất ngờ và nếu rủi ro có bị tai nạn thì thường bị nhẹ hơn màu tương khắc.

- Mua chiếc xe có màu cùng hành với người chủ cũng tốt, nó ít khi gây phiền phức nhưng cũng không được lợi bằng màu sinh nhập (cùng hành là cùng màu theo ngũ hành).

- Mua xe có màu tương khắc với mạng người chủ, thường làm cho sức khỏe người chủ trở nên suy yếu, trong lòng bực bội khi ngồi vào tay lái, bị buộc phải lái đi làm những việc mà trong lòng không muốn. Xe bị trục trặc thường xuyên, hao tốn tiền bạc để sửa chữa, bị cọ quẹt hay bị phá phách một cách vô cớ, khi xảy ra tai nạn thì bị thương tật và chiếc xe bị hư hại nặng nề có khi phải vứt bỏ (right off).

Ngũ hành tương sinh
Mộc sinh Hỏa - Hỏa sinh Thổ - Thổ sinh Kim - Kim sinh Thủy - Thủy sinh Mộc.

Tương sinh không có nghĩa là hành này sinh ra hành khác, mà là dưỡng nuôi, trợ giúp, làm cho hành kia có lợi. Thí dụ như: Thủy sinh Mộc, nước sẽ làm cho cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa, cây khô dễ cháy tạo nên lửa...

Sự tương sinh của ngũ hành có hai trường hợp:
  • Sinh nhập: Hành khác làm lợi cho hành mình. Mình được lợi.
  • Sinh xuất: Hành mình làm lợi cho hành khác. Mình bị hại.
  • Mộc sinh Hỏa: Hỏa được sinh nhập (được lợi), Mộc bị sinh xuất (bị hại).
  • Hỏa sinh Thổ: Thổ được sinh nhập (được lợi), Hỏa bị sinh xuất (bị hại).
  • Thổ sinh Kim: Kim được sinh nhập (được lợi), Thổ bị sinh xuất (bị hại).
  • Kim sinh Thủy: Thủy được sinh nhập (được lợi), Kim bị sinh xuất (bị hại).
  • Thủy sinh Mộc: Mộc được sinh nhập (được lợi), Thủy bị sinh xuất (bị hại).

Ngũ hành tương khắc :
Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

Tương khắc có nghĩa là hành này làm hao mòn, diệt dần hay khống chế hành khác. Thí dụ như: Mộc khắc Thổ, rễ cây sẽ ăn hết phân của đất. Thổ khắc Thủy, đất sẽ ngăn chận làm cho nước không thể chảy qua được...

Sự tương khắc của ngũ hành cũng có hai trường hợp:
  • Khắc nhập: Hành khác gây tổn hại hoặc kềm chế hành mình. Mình bị hại.
  • Khắc xuất: Hành mình kềm chế hay gây tổn hại cho hành khác. Mình không bị hại.
  • Mộc khắc Thổ: Thổ bị khắc nhập (bị hại), Mộc khắc xuất (không bị hại).
  • Thổ khắc Thủy: Thủy bị khắc nhập (bị hại), Thổ khắc xuất (không bị hại).
  • Thủy khắc Hỏa: Hỏa bị khắc nhập (bị hại), Thủy khắc xuất (không bị hại).
  • Hỏa khắc Kim: Kim bị khắc nhập (bị hại), Hỏa khắc xuất (không bị hại).
  • Kim khắc Mộc: Mộc bị khắc nhập (bị hại), Kim khắc xuất (không bị hại).
  • Tóm lại: Chỉ cần nhớ sinh nhập và khắc xuất thì mình được lợi thế (chủ động), ngược lại sinh xuất và khắc nhập thì mình bị hại (bị động).

Màu sắc theo ngũ hành
  • Mộc: Màu xanh lá cây lợt hoặc đậm (green).
  • Hỏa: Màu đỏ hay màu huyết dụ (burgundy).
  • Thổ: Màu vàng lợt hay đậm hoặc màu vàng nhủ (gold).
  • Kim: Màu trắng hay xám lợt (gray hoặc silver).
  • Thủy: Màu đen hay xanh da trời lợt hoặc đậm (blue). 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét